vietnam
English
Toggle navigation
Trang Chủ
Giới Thiệu Công Ty
Giới Thiệu Công Ty
Lịch Sử Hình Thành
Quan Hệ Cổ Đông
Thư Viện
Cộng Đồng
Xí Nghiệp Thành Viên
Thông Tin Sản Phẩm
Săm lốp Xe Đạp
Sản Phẩm Mới
Lốp Thể Thao
Lốp Truyền Thống
Săm Xe Đạp
Săm lốp xe máy
Sản Phẩm Mới
Lốp Tube Type (Casumina)
Lốp Tubeless (Euromina)
Lốp Đặc Trưng Của Casumina
Săm Xe Máy
Săm lốp xe điện
Sản Phẩm Mới
Lốp Xe Đạp Điện
Lốp Xe Máy Điện
Lốp ÔTô Điện
Săm Xe Điện
Săm lốp ôtô tải
Sản Phẩm Mới
Lốp Tải Nhẹ (bố Nylon)
Lốp Tải Nặng (bố nylon)
Lốp ôtô Radial (bố thép)
Săm Yếm Ôtô
Lốp ôtô du lịch
Sản Phẩm Mới
Lốp Tải Nhẹ - Thương Mại
Lốp Ôtô Đường Trường
Lốp Xe Thể Thao - Đa Dụng
Săm lốp chuyên Dụng
Sản Phẩm Mới
Lốp Nông Nghiệp
Lốp Công Nghiệp
Lốp Công Trình (OTR)
Săm Yếm Chuyên Dụng
Sản phẩm khác
Lốp ÔTô Đắp
Găng Tay
Cao Su Kỹ Thuật
Advenza Lốp PCR
Sản Phẩm Mới
Các Dòng Lốp
Tìm Lốp và Đại Lý
Hỗ Trợ và Tiện Ích
Thông Tin
Hệ Thống Phân Phối
Phân Phối Nội Địa
Phân Phối Quốc Tế
Phân Phối PCR Advenza
Tin Tức & Sự Kiện
Tin Tổng Hợp
Tin Casumina
Tin Advenza
Tuyển Dụng
Kinh Nghiệm Chia Sẻ
Liên Hệ
NHỮNG ĐỀU CẦN BIẾT KHI LÁI XE SỐ TỰ ĐỘNG
10:09:04 | 08/09/2017
Ngày nay, hầu hết mọi người lựa chọn xe số tự động nhiều hơn rất nhiều so với xe số sàn và khi nhắc tới xe số tự động, nhiều người nghĩ sử dụng xe số tự động sẽ dễ hơn xe số sàn. Tuy nhiên, sự thật thì lại không phải vậy. Mặc dù xe ô tô số tự động có cách xử lý đơn giản hơn dành cho lái xe khi lái xe được giải phóng chân trái (không phải đạp chân côn) và tay phải (đối với xe tay lái thuận) để tài xế có thể tập trung hơn khi lái xe nhưng nếu người lái không nắm rõ nguyên tắc cơ bản thì sẽ rất nguy hiểm.Vậy làm thế nào để có thể lái xe an toàn, chuyên nghiệp và dễ xử lý nhất. Dưới đây xin sẽ chia sẻ đến quý khách hàng, quý độc giả Những điều cần biết khi lái xe số tự động.
Cách điều chỉnh tư thế thoải mái nhất khi lái xe
- Trước hết, bạn nên chỉnh ghế và vô lăng sao cho vừa vặn nhất đối với cơ thể, tạo cho mình cảm giác thoải mái nhất khi lái xe. Đặc biệt, vị trí khoảng cách không nên quá gần, không nên quá xa và không được để đầu gối chạm vào phần thấp nhất của vô lăng cũng như phần ốp phía trước xe. Lưu ý khi chỉnh ghế sao cho khi đạp hết phanh cũng không bị vướng, không bị với, đạp chân ga một cách thoải mái nhất và dễ dàng di chuyển từ chân ga sang chân phanh.
- Ghế ngả không được quá ngả về đằng sau cũng không được quá ngả về đằng trước, chỉnh ghế sao cho thoải mái nhất và khi cầm vô lăng không bị quá gập cũng không bị quá với. Góc tạo ra giữa khuỷu tay và cánh tay chỉ khoảng 120 độ là hợp lý nhất
- Chỉnh vô lăng sao cho giữ được chiều cao hợp lý nhất, nếu như thấp quá sẽ dễ bị va chạm vào đùi dẫn đến vướng víu và tai nạn trong quá trình lái xe. Còn nếu như để quá cao bạn sẽ phải vòng tay nên dẫn tới việc tay bị mỏi trong khi lái xe. Chỉnh như thế nào sao cho bạn có thể tỳ khuỷu tay lên cánh cửa mà vẫn có thể điều khiển xe được bằng một tay.
- Chỉnh gương chiếu hậu sao cho quan sát được toàn cảnh phía sau một cách rõ ràng nhất, không bị vướng phần trên cũng không bị vướng phần dưới.
- Chỉnh gương hai bên xe sao cho có thể quan sát được không gian một cách rộng nhất mà không bị khuất. Riêng ở phần xe phải quan sát thấy phần một chút ít phần tay nắm cửa của cửa phía trước và cửa phía sau và khoảng trống gương còn lại để quan sát phía đường.
- Điều quan trọng nhất trước khi lái xe là thắt dây đai an toàn (đây là yếu tố quan trọng bắt buộc không thể quên).
Chỉ sử dụng vị trí P mà không dùng phanh tay được không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng đặt ra và nhiều ý kiến cho rằng chỉ sử dụng P mà không sử dụng phanh tay và chưa gây ra tác hại nào nhưng đây là cách lái xe không đúng kỹ thuật. Và tất nhiên, nhà sản xuất sẽ không làm thừa bất cứ bộ phận nào của xe, tất cả đều có lợi riêng nếu bạn biết sử dụng đúng cách. P là vị trí số khóa ở trong hộp khóa tự động, khóa này được kết cấu từ những con cóc (tương tự như con cóc ở trong líp xe đạp), rất là nhỏ, được làm bằng kim loại và được gài vào trong một cơ cấu để chống xoay. Nhưng nếu như các bạn lạm dụng nó để giữ xe thì sẽ gặp phải một số tình trạng như sau:
- Khi xe gặp một số va chạm nhỏ có thể gây gãy, vỡ cơ cấu bằng kim loại, khi đó xe sẽ bị mất chế độ dừng và khi tuột dốc sẽ gây ra tại nạn.
- Khi lạm dụng P thay cho phanh tay đôi khi các bạn sẽ đạp lên những cơ chế không thiết kế để chịu tải dẫn tới việc cơ chế bị kẹt.
Vì thế, khi lên xe, các bạn nên đạp phanh, đưa về cơ chế sử dụng xe (cơ chế D để chuẩn bị lái), sau đó các bạn mới hạ phanh tay, điều đó sẽ đảm bảo rằng khóa P của xe sẽ không bị chịu lực và sẽ an toàn hơn.
Khi dừng xe, nên kéo phanh tay trước, sau đó hãy gài về P, như thế sẽ đảm bảo rằng phanh tay được thiết kế chịu lực và ổ khóa P chỉ để cố định hộp số mà không phải chịu tác động một lực nào hết. Như vậy việc lái xe sẽ đúng nguyên tắc và an toàn tuyệt đối.
Ký hiệu trên hộp số xe ô tô
- Số P: viết tắt của Park tức là dừng xe khi xe không chuyển động
- Số R: là số lùi, tiếng miền Nam gọi là số ze
- Số N: là số more hay số 0 khi xe không chuyển động
- Số D: là số tiến, khi muốn di chuyển xe tiến lên chỉ cần gạt cần số về số D
- Số S: đồng nghĩa với số M, số 1, 2, 3,.. tùy vào từng dòng xe. Khi gạt xe về số này, mục đích là leo dốc hay cần đến những tính năng thể thao.
Cách vào số xe ô tô tự động
- Di chuyển cần số về vị trí P, đạp chân phanh sau đó mới nổ được máy
- Khi bắt đầu muốn di chuyển, bóp khóa ở cần số, kéo về D nếu muốn tiến và kéo về R nếu muốn lùi.
- Khi đã vào số, bạn không nên đạp ga ngay, nên nhả phanh ra từ từ để xe di chuyển từ từ sau đó mới bắt đầu di chuyển.
- Hạ phanh tay trước khi di chuyển.
- Khi vào số D để xe tiến lên, thả phanh chân từ từ để xe tự trôi, sao đó từ từ đạp chân ga từ từ để xe thích nghi và di chuyển.
Lưu ý: Không nên đạp chân ga ngay khi vừa thả chân phanh vì sẽ gây giật mạnh khiến xe bị lao vọt về phía trước gây mất kiểm soát.
Hy vọng với bài chia sẻ này, khách hàng có thể bỏ túi cho mình được những kinh nghiệm lái xe an toàn và hợp lý nhất.